Tư Duy Nhanh Chậm - Làm Gì Tránh Xung Đột Trong Thế Giới Ảo?

Đối với mạng xã hội chuyện điều qua tiếng lại giữa các cá nhân rất dễ xảy ra sau khi bị công kích. Đối với những người có tư duy ôn hoà thì hay chọn cách bỏ qua (Tránh né) điều đó. Còn với những người có tính đối kháng cao thường khó bỏ qua. Vậy với những người dễ bị lao vào cuộc tranh luận không cần thiết này cần làm gì để né tránh chuyện đó chúng ta cùng tìm hiểu

1. Xung đột xảy ra như thế nào?

Thường có hai loại xung đột chính là xung đột lợi ích, hai là xung đột niềm tin.

Đối với xung đột niềm tin: Khi một bên đưa ra ý kiến của mình, phía còn lại đưa ra ý kiến đối lập thì thường cả hai bên dẫn đến khái niệm mặc định với niềm tin của mình (Ai cũng cho mình là đúng).

Đối với xung đột lợi ích: Là những nhóm người có chung tập khách hàng hoặc chung tệp giá trị. Khi sức mạnh của sự ghen tỵ nổi lên, phía còn lại rất dễ lựa chọn công kích đối phương một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Họ sẵn sàng bôi xấu đối phương bằng một cách nào đó nhằm hạ bệ uy tín và tôn vinh vị thế của mình.

2. Phản ứng của tư duy

Trong cuốn sách kinh điển về tâm lý xã hội mang tên tư duy nhanh chậm có đề cập tới, con người luôn phản ứng bằng một trong hai hệ tư duy. Hệ một là tư duy nhanh (Là bản năng). Hệ hai là tư duy chậm (Là lý trí là sự học hỏi rèn luyện). Khi có một vấn đề chợt đến, phần tư duy nhanh do hệ viền não bộ gây ra hay còn gọi là cảm xúc nhất thời quyết định.

Trong một bối cảnh con người lựa chọn phần tư duy này để ra quyết định. Đặc biệt với những người có chính kiến cao thường nảy sinh ra những hành động quyết liệt quá mức cần thiết và dễ dẫn đến những hành động sai trái sau đó.

Đây chính là lý do vì sao nhiều người sau khi phạm tội thường hay ân hận. Lý do đơn giản, ân hận là hệ tư duy chậm mang lại. Mà khi sử dụng tư duy nhanh quyết định gạt bỏ đi những thứ logic.

3. Làm thế nào để né được một cuộc xung đột không cần thiết

Thời gian chính là công cụ quan trọng nhất để chúng ta thoát khỏi cuộc xung đột này. Khi phát hiện một điều gì đó bất thường, thay vì hành động ngay, hãy giữ im lặng. Từ 4-8 tiếng hay thậm chí 1 ngày sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn tại thời điểm bạn bị công kích. Hãy trì hoãn hành động tức thời của mình, bạn sẽ nhìn sự việc một cách kỹ lưỡng hơn.

4. Chiến hay Chạy

Chiến đấu hay bỏ qua là điều mà rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên hoà bình và tĩnh lặng là cách con người nên ứng sử với nhau. Trong cuốn sách Đọc vị người lạ của tác giả Malcom Gladwell có nói tới. Phần lớn các cuộc chiến tranh xảy ra đều xuất phát từ việc không hiểu một người lạ mặt mà chúng ta đánh giá, hay sự hiểu nhầm đến từ bất đồng ngôn ngữ giữa các quốc gia láng giềng.

Để cuộc sống của chúng ta được tốt hơn, chúng ta cần biết tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Chúng ta có thể tham khảo một vài đầu sách dưới đây về trí tuệ cảm xúc:

  1. Trí Tuệ Cảm Xúc EQ
  2. Tư duy nhanh chậm
  3. Nhận diện người lạ
  4. Tư duy đặt cược

Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này. Hy vọng nó sẽ giúp cho các bạn giảm bớt các cuộc xung đột trên không gian mạng, cũng như thông cảm và thấu hiểu hơn về hành động của ai đó vô tình làm bạn bị tổn thương. Hãy đón đọc nhiều bài viết hơn nữa của chúng tôi trong thời gian tới.

Bút danh: Wraikon

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

– Hotline: 1900 63 30 63 hoặc 0973 27 00 88 (Giờ hành chính)

– Website: hanoiconnection.com – saigonconnection.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng