Tại Sao Không Có THẤT BẠI Bạn Sẽ Không Bao Giờ THÀNH CÔNG?

Có một hội chứng sợ thất bại của phần lớn con người, thất bại là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là những người thông minh có chỉ số IQ cao. Với kiến thức chia sẻ từ cuốn sách “Tạo lập kinh doanh bền vững từ những sai lầm” của tác giả Matthew Syed cộng với kinh nghiệm Nhượng Quyền từ những cơ sở Thất Bại của hệ thống Hanoi Connection - Saigon Connection. Chúng ta cùng nhau làm rõ vấn đề tại sao không có THẤT BẠI sẽ không có THÀNH CÔNG.

Bài học đầu đời

Chắc hẳn kỷ niệm tập xe đạp sẽ ùa về trong tâm trí của mỗi chúng ta khi đọc đến những dòng chữ này. Chúng ta không thể nào quên được những cũ ngã, những cú trượt chân khi đạp những vòng quay xe đạp đầu tiên. Nhưng không có những thất bại đó liệu chúng ta có được kết quả là đạp xe và giữ thăng bằng giỏi không? Thất bại đã mang đến cho chúng ta thành công, nhưng tại sao chúng ta ai cũng ghẻ lạnh những THẤT BẠI đáng quý đó?

Nền văn hoá bài trừ THẤT BẠI

Người ta hay nhắc đến Thành Công, nhưng ít khi nhắc đến Thất Bại, tại sao vậy? Đó chính là một nền văn hoá ưa kết quả hơn ưa quá trình thực hiện. Nó dẫn đến sai lệch về thiên kiến của mỗi người (Đây là một dạng thiên kiến sai lầm). Theo các chỉ số Khởi Nghiệp trên toàn Thế Giới sự khác biệt của phần lớn thanh niên Nhật Bản & thanh niên Mỹ đó chính là tư duy về Thất Bại. Không có nhiều thanh niên Nhật nghĩ tới khởi nghiệp vì ở đất nước này, họ coi trọng văn hoá của chuẩn xác, họ sợ những sai lầm. Còn ở Mỹ thì khác biệt. Văn hoá về thất bại được cởi mở. Người người, nhà nhà cùng nhau đào bới những thất bại để học hỏi. Thất bại chính là con đường nhanh nhất dẫn đến thành công. Chính vì thế không khó hiểu khi phần lớn bằng sáng chế trên thế giới do Mỹ nắm giữ. Chính vì văn hóa cởi mở của nền văn hoá đó đã giúp họ có được điều đó.

Câu chuyện làm thế nào để đánh giá được một thầy lang giỏi

Trong chuyện ngụ ngôn dân gian có một câu chuyện được ví như lời khẳng định của thành công đến từ thất bại.

Vào một đêm tối ở làng quê nọ, có cô con gái tại gia đình phú hộ giàu có mắc bệnh hiểm nghèo nguy kịch. Gia đình phú hộ vô cùng lo lắng và yêu cầu gia nô đi tìm thầy lang giỏi nhất cho con gái mình. Trước khi ra khỏi nhà ông phú hộ dặn gia nô hãy tìm thầy lang mà có ít hồn ma đứng cửa nhà thầy lang nhất. Vì theo ông, thầy lang nào càng có nhiều ma ở cửa nhà thì thầy lang đó tay nghề càng kém. 

Ban đầu anh chàng gia nô đến một nhà thầy lang nổi tiếng nhất vùng, nhưng từ đằng xa anh ta đã nhìn thấy rất nhiều hồn ma vây quanh căn nhà. Anh lắc đầu ngao ngán rồi tiếp tục đi tìm nhà thầy lang khác. Cuối cùng anh ta phát hiện một thầy lang mà chỉ có một con ma duy nhất đứng ở cửa. Như được vỡ oà cảm xúc, anh chàng gia nô đó mừng vui đón thầy lang về nhà. 

Nhưng thật buồn thay, sáng hôm sau cô con gái phú hộ đã không thể qua nổi cơn nguy kịch. Gia đình phú hộ rất đau buồn, vài ngày sau khi mọi chuyện nguôi ngoai ông phú hộ mới hỏi gia nô của mình có chắc chắn tìm thầy lang ít hồn ma nhất đứng cửa nhà hay không. Gia nô chắc chắn khẳng định. Nhưng rồi sau đó tất cả đều vỡ lẽ. Tay thầy lang ấy mới vào nghề được một ngày. Một góc nhìn chủ quan của ông phú hộ đã vô tình lấy mất đi quyền được sống của con mình. Từ đó trở đi gia đình ông không bao giờ áp dụng tư duy đó nữa.

Bài học gì từ mô hình Nhượng Quyền tại Hanoi Connection học được?

Không dấu những thất bại. Thành công của mô hình này là minh chứng rõ nhất, nó lớn lên bằng thất bại. Nhiều người đặt câu hỏi với ban giám đốc rằng có cơ sở nào đã từng phải đóng cửa không? Ban giám đốc Hanoi Connection luôn rõ ràng và chưa bao giờ né tránh vấn đề này mà luôn muốn đào sâu hơn về vấn đề của những thất bại đã qua, cho người tham gia nhượng quyền mới một bài học quý giá trước khi tiến hành. Cũng nhờ những thất bại trong quá khứ mà những thành công mới xuất hiện. Học hỏi từ thất bại chính là những điều mà chỉ nhượng quyền mới mang lại. Vậy nên chủ nghĩa coi trọng thành công phải 100% không tồn tại trong mô hình này. 

Bài học gì cho người kinh doanh

Hãy yêu quý lấy thất bại. Từ những tập đoàn lớn trên thế giới không bao giờ thiếu câu chuyện của sự thất bại. Họ thành công không phải vì họ hoàn hảo mà họ thành công vì họ tôn trọng THẤT BẠI. THẤT BẠI được coi là hộp đen trên máy bay sau những tai nạn kinh doanh. Và từ những thất bại kinh hoàng đó mà ngành Hàng Không trở thành ngành an toàn nhất trên thế giới. Cũng giống như Mỹ, những người kinh doanh ở Việt Nam cần học hỏi, biết yêu quý lấy thất bại, tôn trọng và coi trọng nó. Chỉ có như thế thì thành quả, công sức mới được ghi nhận trong tương lai. 

Tại sao người IQ cao, hoặc những học sinh, sinh viên xuất sắc nhất của các trường thường không thành công sau khi ra ngoài xã hội?

Không phải vì họ không  giỏi mà chỉ vì họ đã thành công quá nhiều và quá dễ dàng với những thứ đào tạo trong trường. Họ không cho mình được phép thất bại. Nên họ cẩn trọng với mọi thứ. Họ bài trừ thất bại như một loại bệnh dịch cần phải tránh xa. Họ đứng trong vùng an toàn của quá khứ, của những thành công nhỏ, sớm đã bay màu sau khi rời ghế nhà trường. 

Và đúng như thế, chúng ta đã biết rằng làm thế nào để mình có thành công trong tương lai rồi chứ, chắc chắn là đi tìm những thất bại phải không?

Đăng ký tìm hiểu chương trình Nhượng Quyền Trung Tâm Anh Ngữ Hannoi ConnectionSaigon Connection: Link đăng ký tại đây

Theo dõi fanpage Nhượng Quyền Trung Tâm Tiếng Anh Trẻ Em để biết thêm thông tin chi tiết.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

- Hotline: 1900.63.30.63 hoặc 097 327 0088

- Website: hanoiconnection.comhocquanlytrungtamngoaingu.com


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng